Nâng mũi bao lâu thì tháo nẹp? Rất nhiều thắc mắc sẽ được giải đáp “tất tần tật” từ A đến Z trong bài viết này, cùng phương pháp chăm sóc sau nâng mũi đúng cách. Bạn đừng bỏ lỡ!
Tầm quan trọng của việc chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc
Có thể bạn chưa biết, sự thành công của ca nâng mũi phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và quy trình phẫu thuật đúng chuẩn. Nhưng 50% còn lại là do cách chăm sóc, gìn giữ sau nâng mũi.
Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý chế độ chăm sóc hậu phẫu để mau chóng sở hữu một dáng mũi như ý và bền lâu. Sau phẫu thuật bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Khi phẫu thuật xong bác sĩ sẽ nẹp cố định sống mũi nên bạn thấy hơi khó chịu.
- Đặt ống dẫn lưu để hạn chế tụ dịch và sưng bầm nên bất tiện một chút nhưng sau 48 giờ bác sĩ sẻ rút ra cho bạn.
- Cảm giác đau nhẹ, ê vùng mũi hoặc đầu mũi.
- Sưng bầm ở vùng phẫu thuật và vùng mắt.
- Thở bằng mũi khó khăn hoặc bị nghẹt mũi do tăng tiết dịch mũi họng mức độ nhẹ.
Tầm quan trọng của việc nâng mũi cấu trúc tự thân
Những lưu ý khi chăm sóc sau nâng mũi
Bạn nên chú ý những lời khuyên dưới đây để nâng mũi một lần đẹp ngay, không phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Thời gian phục hồi sau khi nâng mũi phụ thuộc từng cơ địa cũng như chế độ chăm sóc hậu phẫu của các bạn.
1. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Sau mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ căn dặn về đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, cắt chỉ, tái khám cũng như những lưu ý khác trong quá trình chăm sóc:
1.1 Đơn thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể cùng thời gian uống thuốc. Do đó, bạn làm đúng hướng dẫn để giảm đau hiệu quả, vết thương mau lành.
1.2 Thời gian tháo nẹp và cắt chỉ: Thời gian tháo nẹp thông thường từ 4 – 8 ngày và cắt chỉ ở ngày thứ 8 – 10, tùy thuộc vào quá trình lành thương của mỗi người.
1.3 Thời gian tái khám:
- Tái khám sau nâng mũi sẽ giúp bạn theo dõi được quá trình lành thương, sự ổn định của dáng mũi cũng như tránh được những biến chứng sau nâng. Không nhiều cơ sở thẩm mỹ có quy trình này, vì vậy, hãy tìm hiểu và tham khảo thật kỹ trước khi làm đẹp, bạn nhé.
- Sự kết hợp giữa bác sĩ và khách hàng là rất quan trọng cho một dáng mũi sau nâng đẹp, an toàn và bền vững theo thời gian. Sau khi phẫu thuật, vết thương chưa lành, dáng mũi vẫn chưa ổn định nên bạn cần tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ về đơn thuốc đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động… để tránh ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ.
2. Nâng mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ đảm bảo sức khỏe sau phẫu thuật mà còn giúp cho quá trình lành thương nhanh hơn. Do vậy trong giai đoạn vừa mới phẫu thuật, bạn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành.
2.1. Các thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
- Thực phẩm giàu Calo – Protein: Điển hình như thịt lợn, cá nước ngọt,cá hồi, phô mai, sữa, trứng… Các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng và tăng cường tái tạo mô hiệu quả giúp nhanh lành vết thương.
- Thực phẩm giàu vitamin A: Trái cây, rau củ như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má, rau diếp cá và gan động vật… rất giàu Vitamin A giúp nhanh chóng làm mềm, làm phẳng và mờ các vết sẹo, tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Uống nhiều nước: Bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống đủ lượng nước hằng ngày. Đặc biệt nên dùng thêm các loại nước trái cây như cam, thơm, đu đủ… để bổ sung Vitamin.
Những nguồn thức ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
2.2. Các thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi
Sau phẫu thuật nâng mũi bạn nên kiêng một số thực phẩm như:
- Thịt bò: Ăn thịt bò trong quá trình lành thương có thể gây ra sẹo thâm, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
- Rau muống: Do có tính tăng sinh da thịt làm đầy vết thương nên loại rau này có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương.
- Hải sản: Dễ gây dị ứng vết thương, gây viêm nhiễm, làm chậm quá trình lành thương sau phẫu thuật.
- Đồ nếp – đậu phộng: Có tính nóng nên dễ gây sưng viêm, mưng mủ cho vết mổ, làm chậm quá trình lành thương và lên da non.
- Đồ lên men: Dưa muối, cà muối là những món ăn khó tiêu hóa, khiến cơ thể lâu phục hồi sau phẫu thuật.
- Rượu bia: Các thành phần có trong rượu bia sẽ khiến quá trình lành thương lâu hơn, tăng nguy cơ sưng viêm.
- Chất kích thích: Chất kích thích (thuốc lá, cần sa, thuốc lắc…) có thể gây dị ứng, viêm, nhiễm trùng vết thương, khiến dáng mũi lâu lành và dễ gặp biến chứng.
Ăn kiêng trong vòng bao lâu?
- Đối với các thực phẩm như thịt bò, hải sản, đồ nếp, rau muống, đồ chua… thì sau 1 tháng có thể ăn uống lại bình thường.
- Đối với rượu bia và các chất kích thích thì tốt nhất kiêng từ 3 – 6 tháng cho đến khi mũi ổn định hẳn mới nên sử dụng.
Thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi
Đồ uống cần hạn chế sau khi mới phẫu thuật
3. Vận động sau nâng mũi
3.1 Tư thế ngủ đúng cách
Bạn nên chịu khó nằm ngửa( thẳng) để ngủ phòng ngừa mũi tụ dịch gây sưng lệch một bên, cũng như có thể khiến mũi va chạm với các vật dụng khác trong quá trình nghỉ ngơi. Do đó, nằm thẳng là tư thế ngủ tốt nhất sau khi nâng mũi, giúp dáng mũi ổn định và vào form nhanh chóng.
Trước khi ngủ, bạn có thể nằm nghiêng đều về 2 phía nhằm tránh tạo áp lực về một phía ảnh hưởng đến dáng mũi và khiến phần vai gáy thoải mái hơn.
Sau bao lâu có thể ngủ thoải mái?
Sau khoảng 3 – 4 tuần khi mũi đã ổn định, các liên kết đã vững chắc, bạn hoàn toàn có thể thoải mái với các tư thế ngủ của mình. Tuy nhiên nên hạn chế nằm sấp, tư thế này có thể vô tình khiến mũi va chạm ảnh hưởng tới dáng mũi.
Tư thế ngủ đúng cách sau nâng mũi
3.2 “Chuyện ấy” sau nâng mũi
“Chuyện ấy” sau nâng mũi cũng là một thắc mắc thầm kín mà chị em quan tâm. Sau đây là một số lưu ý để dáng mũi nhanh ổn định và đẹp hơn.
- 15 ngày đầu tiên sau nâng mũi nên kiêng chuyện vợ chồng nhằm tránh ảnh hưởng tới vùng mũi. Hoạt động có thể làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu khiến vết thương sưng bầm lâu hơn, quá trình lành thương chậm hơn
- Sau 15 ngày nên quan hệ nhẹ nhàng và tránh va chạm mạnh với vùng mũi.
- Sau 1 tháng có thể sinh hoạt tình dục bình thường “50 sắc thái”
3.3 Tập thể dục sau nâng mũi
Vận động sau nâng mũi sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm sưng bầm và giúp vết thương mau lành. Nên lưu ý cường độ vận động và thời gian ổn định của dáng mũi để đảm bảo sức khỏe:
- Tuần đầu sau nâng mũi, nên vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng
- Có thể tập các môn thể dục nhẹ sau khoảng 2 tuần sau nâng mũi
- Sau 2 – 3 tháng có thể chơi các môn thể thao như cầu lông, chạy bộ, bóng chuyền
- Tuy vậy, chú ý tránh va chạm mạnh vào vùng mũi gây ảnh hưởng đến dáng mũi.
Tránh vận động mạnh sau phẫu thuật
Rất nhiều thắc mắc sẽ được giải đáp “tất tần tật” từ A đến Z trong bài viết này, cùng phương pháp chăm sóc sau nâng mũi đúng cách. Bạn đừng bỏ lỡ!
Đây là một quá trình quan trọng và bắt buộc nhằm hoàn thiện dáng mũi, duy trì hiệu quả thẩm mỹ lâu dài và tránh những biến chứng không mong muốn. Cho nên, bạn cần kết hợp với bác sĩ để thực hiện chế độ chăm sóc khoa học để nhanh chóng sở hữu một dáng mũi đẹp.
Một số cách giảm sưng bầm sau nâng mũi
1. Nguyên nhân sưng bầm sau nâng mũi
Những vị trí mũi, mắt, má sưng bầm… là hiện tượng bình thường sau nâng mũi do quá trình phẫu thuật bóc tách gây tổn thương. Tình trạng sưng nề từ ngày thứ 2 sau nâng và hết sau 7 ngày tùy cơ địa. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng khi gặp phải triệu chứng này.
Tuy nhiên, tình trạng và thời gian sưng bầm của mỗi người sẽ khác nhau do 2 nguyên nhân chính:
- Cơ địa của khách hàng: Nếu có cơ địa dễ tụ máu bầm, da mỏng chắc chắn thời gian sưng bầm sau khi nâng mũi sẽ lâu hơn.
- Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, bóc tách chính xác và ít xâm lấn hơn sẽ giảm tình trạng và thời gian sưng bầm hơn. Với kinh nghiệm chuyên sâu nâng mũi nhiều năm bác sĩ đã có được kỹ năng và quy trình chuẩn, giúp hạn chế tối đa sưng bầm. Không những thế, khách hàng còn được ngồi xem dáng mũi trước khi đóng vết khâu là một “đặc quyền” giúp bạn “tham gia” vào việc thiết kế dáng mũi của mình bằng cách trao đổi với bác sĩ để cân chỉnh đến khi thực sự hài lòng.
Ngoài ra tình trạng sưng bầm, bạn có thể gặp hiện tượng nghẹt mũi, khó thở… trong những ngày đầu sau nâng mũi. Triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian và hết hẳn từ sau 2 – 3 ngày. Bạn chỉ cần chú ý làm sạch vết thương, giúp đường thở thông thoáng và dễ chịu hơn.
Tình trạng sưng bầm và dáng mũi còn sưng, còn thô do chưa ổn định… đôi khi sẽ khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, nâng mũi là một quá trình, dáng mũi sẽ đẹp và tự nhiên theo thời gian. Thế nên, bạn hãy kiên nhẫn nhé!
Dáng mũi đẹp sau thời gian hồi phục
2. Cách chăm sóc giúp mũi giảm sưng bầm hiệu quả sau nâng
2.1. Đặt ống dẫn lưu sau phẫu thuật nâng mũi
Phương pháp này thường áp dụng cho những người có máu loãng, dễ tụ dịch để thoát dịch tốt hơn, tránh sưng bầm. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định đặt ống dẫn lưu hay không.
2.2. Uống sữa có đường sau phẫu thuật
Bạn nên uống sữa có đường sau khi phẫu thuật để cung cấp lại năng lượng cho cơ thể. Việc này cũng giúp giảm sưng bầm rất hiệu quả.
2.3. Uống thuốc theo đơn chỉ định
Đây là việc cực kỳ cần thiết giúp bạn giảm tình trạng sưng bầm sau nâng mũi hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh mũi sạch sẽ, khô thoáng để vết thương nhanh lành.
2.4. Uống nhiều nước
Ngoài việc uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, bạn nên bổ sung thêm các loại khác như nước thơm, nước cam, nước rau má, nước diếp cá… Đây những “thần dược” hữu hiệu trong việc giảm sưng và tan máu bầm nhanh chóng.
2.5. Ăn nhiều thực phẩm thanh mát
Bổ sung các thực phẩm thanh mát và giàu vitamin A như như rau má, diếp cá, súp lơ xanh, bí đỏ… cũng là một trong những cách hữu ích để giúp vết thương nhanh lành và giảm hiện tượng sưng bầm sau nâng.
2.6. Chườm lạnh và chườm nóng
- Chườm lạnh (đá): Sau khi nâng mũi bạn có thể chườm đá để giúp gương mặt giảm sưng. Tuy nhiên, hãy cố gắng tránh để nước dây vào vết thương và việc này chỉ có tác dụng từ 6 – 12 tiếng sau phẫu thuật.
- Chườm nóng (lăn trứng gà): Chườm nóng không có tác dụng giảm sưng mà chỉ có tác dụng giảm bầm sau nâng mũi. Sau ngày thứ 4 – 5 sau khi tháo nẹp mũi, bạn có thể sử dụng trứng gà để chườm lên các vùng bị bầm.
2.7. Vận động đúng cách
Sau nâng mũi, tuyệt đối không nên nằm một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để máu lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng sưng bầm sau nâng hiệu quả.
Lưu ý: Tình trạng sưng bầm, sưng không đều, phù nề, rỉ dịch, nghẹt mũi… ở 4 ngày đầu tiên là điều bình thường. Nhưng nếu sau 4 ngày các dấu hiệu này vẫn còn, và mức độ ngày càng trầm trọng hơn thì tốt nhất bạn nên quay lại thăm khám ngay với bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nâng mũi đúng cách.
Hi vọng rằng những chia sẻ của bác sĩ Vũ – Chuyên sâu nâng mũi có thể giúp bạn có thêm kiến thức để tự chăm sóc, giúp nhanh chóng sở hữu một dáng mũi đẹp như ý nhé.
Dáng mũi sau siêu xinh sau khi nâng mũi
Để sở hữu một dáng mũi đẹp không chỉ phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, mà còn dựa vào sự dày công chăm sóc của chính bạn. Do đó, hãy “nâng niu” chiếc mũi từ những điều đơn giản nhất, để có thể có được dáng mũi như ý và lâu dài.
Một số thắc mắc thường gặp khi nâng mũi
Nâng mũi sau bao lâu thì rửa mặt?
- Những ngày đầu còn đeo nẹp mũi, bạn nên dùng khăn mềm thấm nước sạch hoặc nước muối sinh lý và lau sạch gương mặt, tránh động chạm đến vùng mũi, giữ vết thương khô ráo
- Sau khi được tháo nẹp, bạn có thể vệ sinh nhẹ nhàng vùng da mũi bằng tăm bông. Tuyệt đối lưu ý là không va chạm mạnh vào vùng mũi và giữ vết thương khô ráo
- Sau khi cắt chỉ, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt cho vệ sinh làn da hằng ngày. Nên nhớ rửa mặt nhẹ nhàng ở vùng mũi cho đến khi mũi ổn định nhé!
Nâng mũi bao lâu thì đẹp tự nhiên?
Tùy thuộc vào cơ địa, phương pháp phẫu thuật cũng như là cách chăm sóc sau nâng mũi mà thời gian mũi lên dáng đẹp tự nhiên khác nhau. Đối với phương pháp nâng mũi cấu trúc, thời gian để mũi gom đẹp là khoảng từ 3 – 6 tháng.
Nâng mũi bao lâu thì đeo kính?
Để tránh ảnh hưởng tới dáng mũi, trong 1 tháng đầu tiên bạn không nên đeo kính. Thay vào đó nên sử dụng kính sát tròng. Sau 1 tháng có thể đeo kính gọng mềm.
Nâng mũi bao lâu được trang điểm?
Trong tháng đầu tiên bạn không nên trang điểm, vì thành phần hóa chất trong mỹ phẩm có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng.Sau 1 tháng, bạn có thể thoải mái với những phong cách trang điểm khác nhau.
Viêm xoang có nâng mũi được không?
Viêm xoang, viêm mũi dị ứng đều có thể nâng mũi được. Vì phẫu thuật mũi chỉ thực hiện ở trên nền xương, không tác động và ảnh hưởng đến các vùng xoang. Tuy nhiên đối với trường hợp mãn tính nên điều trị ổn định trước khi thực hiện nâng mũi.
Nâng mũi có được uống trà sữa không?
Sau nâng mũi vẫn có thể uống trà sữa bình thường.
Nâng mũi bao lâu được đi bơi?
Sau nâng mũi khoảng 1 tháng bạn có thể đi bơi bình thường.
Tổng kết
Dr. Thanh Vũ là một trong những bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực thẩm mỹ tại Việt Nam, đặc biệt là về nâng mũi với nhiều ca phẫu thuật thẩm mỹ thành công và uy tín được khách hàng đánh giá rất cao. Nếu bạn đang quan tâm hoặc tìm kiếm địa chỉ uy tín để thực hiện nâng mũi cải thiện khuyết điểm, bạn có thể cân nhắc đến thăm khám để được bác sĩ Dr. Thanh Vũ tư vấn.