Vì sao cần quan tâm chế độ ăn sau nâng mũi?
Chế độ ăn uống rất quan trọng sau nâng mũi
Chế độ ăn sau khi nâng mũi là chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục không chỉ về sức khỏe toàn thân mà còn vết thương mới phẫu thuật xong.
Ảnh hưởng đến quá trình lành thương
Sau khi phẫu thuật xong phần nào đó sẽ gây tổn thương, do vậy cơ thể cần được bồi bổ và cân bằng dinh dưỡng để tạo điều kiện cho vết thương mau chóng liền lại.
Ngăn ngừa biến chứng
Sau khi nâng mũi, cơ thể sẽ phản ứng viêm tự nhiên do can thiệp ngoại khoa, nếu chúng ta không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì sẽ tăng khả năng các dị ứng biến chứng có thể gây tổn thương đến vết thương.
Hỗ trợ quá trình hồi phục
Để được hỗ trợ trong quá trình phục hồi mũi sau phẫu thuật nâng mũi thì bên cạnh cần có sự kết hợp giữa chăm sóc y tế thì cần có chế độ ăn phù hợp để cung cấp đầy đủ các chất dinh, kết hợp với uống thuốc sẽ tăng quá trình hồi phục nhanh chóng.
Những thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
Những nguồn dinh dưỡng cần cung cấp sau nâng mũi
Sau khi nâng mũi chúng ta cần bổ sung những chất dinh dưỡng như sau:
Protein
Nguồn thức ăn từ protein này dễ tìm thấy trong một số thực phẩm như: Thịt, cá, sữa, sữa chua, các loại hạt, đậu nành và ngũ cốc…
Các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng và tăng cường tái tạo mô hiệu quả giúp nhanh lành vết thương.
Thực phẩm giàu vitamin A
Trái cây, rau củ như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má, rau diếp cá và gan động vật… rất giàu Vitamin A giúp nhanh chóng làm mềm, làm phẳng và mờ các vết sẹo, tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
Uống nhiều nước
Bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống đủ lượng nước hằng ngày. Đặc biệt nên dùng thêm các loại nước trái cây như cam, thơm, đu đủ… để bổ sung Vitamin.
Những thực phẩm nên tránh sau nâng mũi
Những thực phẩm nên tránh sau nâng mũi
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, bạn cần chú ý tránh một số thực phẩm sau:
Thịt bò: Ăn thịt bò trong quá trình lành thương có thể gây ra sẹo thâm, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
Rau muống: Do có tính tăng sinh da thịt làm đầy vết thương nên loại rau này có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương.
Hải sản: Dễ gây dị ứng vết thương, gây viêm nhiễm, làm chậm quá trình lành thương sau phẫu thuật.
Đồ nếp – đậu phộng: Có tính nóng nên dễ gây sưng viêm, mưng mủ cho vết mổ, làm chậm quá trình lành thương và lên da non.
Đồ lên men: Dưa muối, cà muối là những món ăn khó tiêu hóa, khiến cơ thể lâu phục hồi sau phẫu thuật.
Rượu bia: Các thành phần có trong rượu bia sẽ khiến quá trình lành thương lâu hơn, tăng nguy cơ sưng viêm.
Chất kích thích: Chất kích thích (thuốc lá, cần sa, thuốc lắc…) có thể gây dị ứng, viêm, nhiễm trùng vết thương, khiến dáng mũi lâu lành và dễ gặp biến chứng.
Tổng kết
Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu các chế độ ăn cần thiết của một người mới phẫu thuật mũi, nếu khách hàng đang quan tâm đến việc nâng mũi cải thiện khuyết điểm của mình thì có thể đến phòng khám của bác sĩ Dr. Thanh Vũ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.